Trầm Hương đốt - Chánh Đức
Trầm Hương đốt
Sáng tác: Bửu Bác
Trầm hương đốt xông ngát mười phương
Nguyện nguyện kính Đức Nghiêm Từ vô lượng
Cầu cầu xin chứng tâm thành chúng con
Vầng vầng khói kết mây lành cúng dường
Đạo nhiệm mầu đã lan truyền nơi cùng nơi
Nhờ chân lý chúng sanh đều thoát luân hồi
Đồng quý kinh quì dưới đài sen
Dâng hoa thơm tinh khiết mầu thắm tươi cành
Đài quang minh sáng huy hoàng trang nghiêm
Ơn mười phương đều ngự hào quang an lành
Nhìn đạo uyển chuyển soi khắp cùng quần sanh
Phật Đạo đồng cùng nhau tu tinh tấn mau viên thành
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Thông tin nhạc sĩ: Bửu Bác
Cư sĩ Nguyễn Phúc Bửu Bác (1898-1984)
Pháp danh: Trừng Bạc. tự Dã Kiều
Cư sĩ Nguyễn Phúc Bửu Bác sinh ngày 12 tháng 12 năm 1898 ( Bính Tuất) tại Cố đô Huế, và mất ngày 3.8.1984 ( Mậu Tý) tại Thành phố Hồ Chí Minh. Pháp danh Trừng Bạc, vợ là Nguyễn Thị Vệ, Pháp danh Tâm Hải. Thân phụ là cụ ông Nguyễn Phước Ưng Vũ, tự Hiếu Mỹ và cụ bà là Nguyễn Thị Trí, Pháp danh Tâm Huệ, tự Như Hải. Cả hai ông bà đều là người Thừa Thiên- Huế. Cả gia đình đều là Phật tử thuần thành, nên Cư sĩ đã sinh hoạt trong chốn Thiền môn từ khi còn nhỏ. Lớn lên Cư sĩ sinh hoạt trong các hội đoàn Phật giáo ở Huế.
Ban đầu Hội An Nam Phật học chỉ khuyến khích hội viên cho con em đi chùa lễ Phật, tập cho các em các bài hát cổ nhạc và dâng hoa trong cac buổi lễ Phật giáo, đặc biệt vào dịp Đại lễ Phật đản, chưa lập các đội chúng và chưa có chương trình sinh hoạt tu học cụ thể.
Vào năm 1934, Cư sĩ Bửu Bác, Hội viên Hội An Nam Phật học thành lập ban Đồng Ấu Phật tử đầu tiên gồm 52 em, sinh hoạt tại chùa Phước Điền-Huế. Ban này được chia từng đội, chúng, có chương trình tu học cụ thể. Đồng phục của ban thời đó, nam mặc áo dài đen, nữ mặc áo dài trắng, đi guốc mộc.
Cư sĩ Bửu Bác là một Nhạc sĩ cổ nhạc có tiếng ở Huế, đã soạn bài "Cúng dường chư Phật" theo điệu Hải Triều Âm tập cho ban Đồng Ấu hát trong các buổi lễ Phật trước khi sinh hoạt. Đây là bài nhạc lễ Phật giáo đầu tiên viết bằng ký âm pháp phương Tây. Sau đổi tên là bài hát "Trầm Hương Đốt". Vào năm 1944, Gia đình Phật Hóa Phổ chọn làm bài hát chính thức. Đến đại hội gia đình phật hóa phổ vào hạ tuần tháng 4/1951 đổi danh xưng thành Gia đình Phật tử, bài Trầm Hương Đốt trở thành bài nhạc lễ trong nghi thức tụng niệm Gia đình Phật tử. Nguyễn Phước Bữu Bác cũng là người đầu tiên soạn bằng tiếng Việt cho Ban Đồng Ấu Phật tử, trong đó có bài Phát Nguyện Quy Y. Đây là bước đột phá mở đầu cho việc dịch kinh nghĩa sau này.
Ngoài ra, Cư sĩ Bửu Bác cũng đã soạn nhiều bài cổ nhạc cho Ban Đồng Ấu Phật tử hát trong các buổi sinh hoạt, nội dung kể sự tích Đức Phật Thích Ca hoặc nhắc nhở làm lành, lánh dữ, như bài Khuyến Tu theo điệu Kim Tiền dưới đây:
Muốn tu long diệu minh,
Phải chăm giữ giới luật cho rành,
Phải chăm giữ cho rành chớ nên khinh,
Dừng sát sinh,
Không dâm tà,
Không uống rượu,
Không nói xàm
Chẳng tham quấy,
Chăm lòng mựa đừng sai,
Kìa những ai hôm mai kinh kệ,
Đèn tuệ soi lòng dặn lòng chay lòng,
Xa vòng tham ái sân si ( 2 ười lần)
Khá ghi giới luật nhà Phật,
Những bậc xuất gia khá ghi giới luật nhà Phật.
(Điệu Kim Tiền)
Trong ban Đồng Ấu Phật tử thời đó có mấy người con Ông "Ngũ đại" là cháu nội vua Thành Thái, mấy người con gái và con trai của Cư sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám. Cư sĩ Nguyễn Hữu Huỳnh và người anh ruột là Nguyên Hữu Sanh cũng cung sinh hoạt trong ban Đồng ấu Phật tử này.
Tiếp theo khoảng vào năm 1938-1939 phát triển thêm Ban Đồng ấu Phật tử Dương Biều (Phước Đúc) do cư sĩ Tâm Thắng Nguyễn Hữu Tuân- thường gọi là cư sĩ Nghè Đường - hướng dẫn; Ban Đồng ấu Phật tử Phú Lâu (tại chợ Cống) ; Ban Đồng ấu Phật tử Kim An (tại Kim Long) do Cư sĩ Vĩnh Bội hướng dẫn.
Mấy năm sau, Đoàn Thanh niên Phật học Đức dục cử Cư sĩ Tráng Thông làm Trưởng ban hướng dẫn Đồng Ấu Thừa Thiên, các Cư sĩ Tráng Cử, Đinh Văn Nam (nay là Hòa thượng Thích Minh Châu), Tráng Đinh, Phạm Hữu Bình, Lê Bối... là Ủy viên để hướng dẫn chung các Ban Đồng ấu Phật tử.
Từ đó sinh hoạt tu học các Ban Đồng ấu Phật tử có chương trình cụ thể qua các môn học giáo lý( Tam quy, Ngũ giới, lịch sử đức Phật...) và các môn học về hoạt động Thanh niên. Để được công nhận Đồng Ấu chính thức, phải qua một thời gian sinh hoạt tu học và phải qua một kì kiểm tra.
Công lao của Cư sĩ Bửu Bác đối với Phật giáo Huế rất nhiều và là người anh cả trong nhạc lễ Phật giáo đưa vào lòng thanh, thiếu, nhi đồng ấu bước đầu. Đó là tấm gương vì đạo, nền nhạc lễ Phật giáo được phổ biến trong quần chúng rộng rãi sau này, công lao ấy có phần của Cư sĩ Bửu Bác.
(Theo "Chư Tôn Thiện Đức & Cư Sĩ Hữu Công Phật Giáo Thuận Hóa - Tập 2")
Thông tin ca sĩ: Chánh Đức
Bài Hát Cùng Ca Sĩ
-
1
Nhớ Ngày Đản Sinh
Chánh Đức
1,967 -
2
Ánh Đạo Vàng
Chánh Đức
4,227 -
3
Trai Áo Lam
Chánh Đức
2,408 -
4
Gia Đình Thân Ái
Chánh Đức
2,502 -
5
Mừng Khánh Đản
Chánh Đức
2,785 -
6
Liên khúc
Chánh Đức
2,885 -
7
Đêm Khánh Đản
Chánh Đức
2,673 -
8
Đồng niên ca
Chánh Đức
10,041 -
9
Trầm Hương đốt
Chánh Đức
5,850 -
10
Cho Con Đến Với Gia Đình
Chánh Đức
3,290
Bài Hát Nổi Bật
-
1
Liên Khúc Mừng Phật Đản 2
Nhiều Ca Sĩ
2,903 -
2
Hoa Đăng Mừng Phật Đản
Hà Phạm Anh Thư
5,436 -
3
Tây Nguyên Mừng Phật Đản
Thùy Dương
3,852 -
4
Liên Khúc Mừng Phật Đản 1
Nhiều Ca Sĩ
10,086 -
5
Ca Mừng Ngày Phật Đản Sanh
Ánh Ngọc
4,581 -
6
Phật Đản Ca
Thu Nga
6,284 -
7
Liên Khúc Phật Đản
Tốp Ca
16,107 -
8
Nhịp Vui Khánh Đản
Ca đoàn A Dật Đa
2,629 -
9
Mừng Ngày Phật Đản
Hiền Thục
12,640 -
10
Em Mừng Phật Đản Sanh
Thủy Vy
12,178