Ta Dìu Đàn Em [karaoke]
Ta Dìu Đàn Em [karaoke]
Sáng tác: Lê Cao Phan
Ta dìu đàn em, trên đường tươi sáng
Nắm tay nhau nào anh chị em trong ngàn hào quang
Ta vì đàn bé, sương gió quen nhiều
Trong Ánh Vàng nhịp dịu dàng ca bước đều
Ta dìu đàn em, bao mầm măng quý
Gót chân non nhịp theo đoàn ta trên đường Từ Bi
Ta cùng đàn bé, sức sống chan hòa
Vun quén vườn đời càng đượm hương đầy hoa
Hỡi đàn em thơ, sướng vui yêu đời, ngày ngày cùng ta hát nô cười
Hỡi đàn em quý, mến yêu muôn đời, nguyền cùng làm cuộc đời đẹp tươi
Hỡi đàn em thơ, trắng trong vui hiền, lòng dặn lòng ngoan ngoản một niềm
Hỡi đàn em quý, chúng ta luôn nguyền cao tay nâng Đuốc Tuệ Đạo Thiêng.
Thông tin nhạc sĩ: Lê Cao Phan
Huynh trưởng Lê Cao Phan sinh năm Quý Hợi, 1923 tại Ngô Xá Đông, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị là một Phật tử lão thành, một Huynh trưởng GĐPT cao niên. Kể từ Đại hội Gia đình Phật hóa phổ tổ chức tại Chùa Từ Đàm, Huế vào hạ tuần tháng 4 năm 1951 thế kỷ XX, nhất trí đổi danh xưng thành Gia đình Phật tử và đã cử ông đảm trách Trưởng ban Hướng dẫn GĐPT Tỉnh Thừa Thiên kiêm Ủy viên Văn nghệ Ban Hướng dẫn GĐPT Trung Phần.
Vào thượng tuần tháng 5 năm 1951, nhân kỳ Đại hội lịch sử Phật giáo Bắc-Trung-Nam tổ chức tại chùa Từ Đàm, ông đã sáng tác bài hát Phật giáo Việt Nam với tất cả lòng nhiệt thành để chào mừng Đại hội. Kể từ khoảnh khắc này bài hát Phật giáo Việt Nam gắn liền với lịch sử Phật giáo nước nhà.
Nhạc sĩ Lê Cao Phan xuất thân trong một gia đình có truyền thống Phật giáo nề nếp, khi ra đời tuy là một nhà giáo ngoại ngữ Anh, Pháp, nhạc họa nhưng với một trí tuệ sắc bén và nhất là đã không ngừng nghiên cứu, trau dồi tri thức và tiến thân trên con đường văn học nghệ thuật, đa số là tự học.
Vê âm nhạc, ông sử dụng các loại nhạc cụ Tây phương như Piano, Guitar, Harmonica (khẩu cầm), và các loại đàn dân tộc như đàn tranh, đàn nguyệt ở trình độ phổ thông và đã ấn hành hàng mấy chục ca khúc giải trí và giáo dục thiếu nhi, xã hội và Phật giáo mà nổi bật bài hát Phật giáo Việt Nam.
Trên lĩnh vực hội họa, ông đã tổ chức triển lãm bốn phòng tranh sơn dầu trước năm 1975. Ngoài ra ông còn là một điêu khắc gia nghiệp dư có nhiều tác phẩm điêu khắc bạn bè nhạc sĩ, các danh nhân và người thân trong gia đình. Đặc biệt, ông đã điêu khắc tượng Bồ tát Thích Quảng Đức ngay sau khi Bồ tát tự thiêu để bảo vệ Dân tộc và Đạo pháp trong mùa Pháp nạn năm 1963.
Nhờ có trình độ vững vàng về tiếng Pháp, Anh mà nhất là còn phải nắm vững về cách gieo vần thơ các ngôn ngữ này, nhạc sĩ Lê Cao Phan đã dịch Truyện Kiều sang thơ vần tiếng Pháp Histoire de Kiều và sang thơ vần tiếng Anh The Story of Kiều, cả hai dịch phẩm này đều được tổ chức UNESCO tài trợ và đưa vào bộ Sưu Tập Tác Phẩm Tiêu Biểu. Gần đây, Cư sĩ đã dịch Truyện Kiều sang thơ vần Hán văn và Quốc tế ngữ Espéranto.
Ngoài ra, ông cũng đã dịch Ức Trai Thi Tập của Nguyễn Trãi sang thơ vần Việt-Anh-Pháp và được Nhà Xuất bản Văn học ấn hành năm 2000. Ông còn có nhiều dịch phẩm và nhiều tập sáng tác thơ Đường luật.
Nhạc sĩ Lê Cao Phan là một Phật tử lão thành có nhiều tác phẩm dịch thuật văn học đặc sắc, đóng góp rất nhiều cho văn hóa nước nhà và văn hóa phật Giáo mà nổi bật là tại Đại hội VI (2007) của Giáo hội, ca khúc Phật giáo Việt Nam chính thức được công nhận là đạo ca, quy định tại Điều 4 Chương 1 của Hiến chương GHPGVN.
Ngày 02-01-2014 (nhằm ngày mùng 2 tháng chạp năm Quý Tỵ), nhạc sĩ đã thuận thế vô thường ra đi thọ 91 tuổi. Tang lễ được tổ chức theo nghi lễ của Gia đình Phật tử.
Thông tin ca sĩ:
Bài Hát Cùng Ca Sĩ
-
1
Sen Trắng [karaoke]
4,878 -
2
Tình Quê Hương Đạo Pháp
2,440 -
3
Tươi [karaoke]
6,348 -
4
Liên Khúc Nhảy Lửa [karaoke]
3,987 -
5
Nhớ Mẹ [karaoke]
4,461 -
6
Chiếc Đèn Ông Sao
2,650 -
7
Xuân Cảm [karaoke]
2,468 -
8
Vui Ánh Lửa Trại [karaoke]
6,848 -
9
Tàn Lửa
9,364 -
10
Vui Đùa Đêm Trăng
2,431
Bài Hát Nổi Bật
-
1
Chân Nguyên
Lệ Thu
5,132 -
2
Thoáng Cảnh Mây Trôi
Ngọc Yến
2,478 -
3
Tuệ Giác Phật Đà
Đặng Dung
2,863 -
4
Tiếng Hát Ca Lăng Tần Già
Nhiều Ca Sĩ
5,473 -
5
Ánh Sáng Tâm Minh
Hiếu Ngọc
4,475